Bối cảnh Tiền Hoằng Tông

Tiền Hoằng Tông có lẽ chào đời năm 928. Phụ thân ông là Tiền Triền Quán, về sau đổi tên là Tiền Nguyên Quán, tức Văn Mục vương, vị vua thứ hai của nước Ngô Việt,[4]. Khi Hoằng Tông chào đời, Triền Quán đã được phụ thân ông ta (tổ phụ của Hoằng Tông) là Vũ Túc vương Tiền Lưu, vua khai quốc Ngô Việt, chỉ định là người kế vị.[6] Mẹ ông là vợ thứ của Triền Quán, người họ Phu, trước đó bà cũng hạ sinh cho Triền Quán hoàng tử thứ năm[7] Tiền Hoằng Tốn.[8] Tiền Hoằng Tông trên danh nghĩa là con trai thứ bảy của Tiền Triền Quán, và là hoàng tử ruột thứ ba. Khi Hoằng Tông chào đời, Tiền Triền Quán mơ thấy có người đem đến cho ông ta một hộp vàng, vì thế Hoằng Tông có biệt danh là Vạn Kim.[4]

Thời thanh niên, Tiền Hoằng Tông được ban chức vụ danh dự trong quân đội Ngô Việt và phong hàm Tư không, một trong tam tư. Năm 944, dưới thời trị vì của anh trai là Trung Hiến vương Tiền Hoằng Tá, ông được cử đến Việt châu [9]) tấn phong Đông An phủ sứ, với hàm Thái úy.[4] Năm 947, Tiền Hoằng Tá triệu ông từ Việt châu đến kinh thành Hàng châu và phong làm tể tướng.[10] Cuối năm đó, Tiền Hoằng Tá hoăng, và theo di mệnh, Tiền Hoằng Tông được phong làm Tiết độ sứ hai trấn quan trọng nhất của Ngô Việt là Trấn Hải [11]) và Trấn Đông [12], kiêm Thị trung. Không lâu sau, Tiền Hoằng Tông chính thức kế vị ngai vàng.[1] Vào thời gian này, ông chủ trương xưng thần với nhà Liêu, và dùng niên hiệu của Liêu Thế Tông.[4]